Tìm hiểu thị trường dịch vụ giao hàng tận nhà và hoàn thiện đơn hàng tại Nhật Bản

06/12/2021 01:47
Thị trường dịch vụ giao nhận, đặc biệt là giao hàng dặm cuối của Nhật Bản nổi tiếng với các dịch vụ khách hàng xuất sắc. 

Dịch vụ giao hàng tận nhà là một thị trường không mới và khá phức tạp ở Nhật Bản. Từ việc có thể chọn các khoảng thời gian giao hàng đến nhận gói hàng từ các cửa hàng tiện lợi, người Nhật Bản đều rất kỹ tính và thận trọng khi lựa chọn dịch vụ và nhà cung ứng dịch vụ giao hàng.

Do yêu cầu cao của người tiêu dùng Nhật Bản, dịch vụ vận chuyển cần diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, nhiều nơi cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày hôm sau hoặc thậm chí ngay trong ngày.

Thị trường dịch vụ giao nhận, đặc biệt là giao hàng dặm cuối của Nhật Bản nổi tiếng với các dịch vụ khách hàng xuất sắc. Người Nhật kỳ vọng rằng bất kỳ công ty nào cũng sẽ vượt lên trên và hơn thế nữa để đảm bảo rằng khách hàng hài lòng. Điều này liên quan đến văn hóa Nhật Bản là ‘omotenashi‘, có nghĩa là lòng hiếu khách: có nghĩa là hết lòng và thực sự chăm sóc khách hàng, đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Về mặt thương mại điện tử, điều này có nghĩa là đảm bảo cửa hàng trực tuyến được bản địa hóa cho thị trường Nhật Bản và cung cấp dịch vụ khách hàng bằng tiếng Nhật. Nếu chủ hàng đang sử dụng các nền tảng nước ngoài như Amazon hoặc Rakuten, các đại diện tại Nhật Bản có thể hỗ trợ khách hàng bản địa hóa giao diện cửa hàng trực tuyến. Các chủ hàng cũng có thể thuê một nhà cung cấp dịch vụ khách hàng ở Nhật Bản như Brangista, Global Sales Agent hoặc Bell System 24 để “quán xuyến” việc chăm sóc tệp khách hàng tại Nhật Bản một cách chuyên nghiệp.

Bell System24: Thành lập năm 1982, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp tại Nhật Bản với quy mô và kinh nghiệm lâu năm.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 khiến các giao dịch tiếp xúc trực tiếp chuyển dần sang thương mại điện tử và kỳ vọng về dịch vụ khách hàng chất lượng cao, các công ty nước ngoài muốn tham gia vào thị trường thương mại điện tử Nhật Bản đều được khuyến nghị lập kế hoạch tốt nhất các khâu logistics của mình tại thị trường. Cần lưu ý rằng người Nhật có tiêu chuẩn cao và đòi hỏi chữ tín ngay từ những lần giao dịch đầu tiên.

Các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Nhật Bản

Có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử ở Nhật Bản, cả tính phí và miễn phí. Các nền tảng này khác với thị trường thương mại điện tử hoặc ‘trung tâm mua sắm thương mại điện tử’, nơi các doanh nghiệp khác nhau bán sản phẩm của họ trên một trang web. Các nền tảng thương mại điện tử nước ngoài phổ biến ở Nhật Bản bao gồm PayPay Mall, Amazon và Rakuten.

Các nền tảng này rất phù hợp cho các thương gia nước ngoài nhưng đã được bản địa hóa, có được niềm tin từ trước của người tiêu dùng và cung cấp dịch vụ khách hàng cũng như các hỗ trợ khác.

Các nền tảng thươnfg mại điện tử được xây dựng trên cở sở các phần mềm cho phép các doanh nghiệp quản lý trang web, bán hàng và hoạt động của họ. Đây là nơi một nhà bán lẻ có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của mình. Mỗi nền tảng có mức phí, tùy chọn tùy chỉnh, tích hợp và tính năng khác nhau. Đáng lưu ý là các chủ hàng của Nhật Bản luôn muốn có nhiều tùy chỉnh và kiểm soát tốt hơn đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình.

MakeShop, Spotfiy và FutureShop là một số nền tảng trả phí tốt nhất. Một số ứng dụng miễn phí tốt nhất bao gồm BASE, Easy My Shop và STORES.

Bảng : Các nền tảng thương mại điện tử tính phí tiêu biểu tại Nhật Bản

Nền tảng Thông tin
MakeShop MakeShop có một loạt các chức năng và tùy chọn thiết kế. Nó cũng có hỗ trợ tiếp thị tuyệt vời, với các bản tin email, đề xuất của người dùng và tích hợp phương tiện truyền thông xã hội. Các kế hoạch bắt đầu từ 11.000 yên mỗi tháng.
Shopify Shopify nổi tiếng khắp thế giới và đang phát triển ở Nhật Bản kể từ khi ra mắt vào năm 2017. Nền tảng này có khả năng mở rộng, giúp khách hàng dễ dàng tạo các trang xuyên biên giới.
Shopify được sử dụng ở hơn 100 quốc gia, nên có thể hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và phương thức thanh toán khác nhau, cho phép người bán mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường khác nhau.
Các tính năng bao gồm mặt tiền cửa hàng tùy chỉnh, dịch vụ giỏ hàng, quản lý khách hàng và giao hàng, cũng như tích hợp tiếp thị.
Mức phí chỉ từ 29,99 USD tháng.
FutureShop Định vị mình là nền tảng của tương lai, Futureshop liên tục cập nhật và đổi mới các chức năng của mình, đồng thời tự động triển khai các tính năng mới nhất trên trang web của người bán. Người bán có thể tự do tùy chỉnh trang web của họ và nền tảng này đặc biệt tốt cho các thương hiệu B2C trong các ngành như mỹ phẩm hoặc thời trang.
Nền tảng cũng có cơ chế bảo mật với các tùy chọn thanh toán khác nhau và hỗ trợ tiếp thị.
Mức phí bắt đầu từ 22.000 yên mỗi tháng.
Nguồn: Tổng hợp
Bảng: Một số nền tảng thương mại điện tử miễn phí tại Nhật Bản
Nền tảng Thông tin
BASE BASE cho phép người dùng thiết lập và thiết kế mặt tiền cửa hàng trực tuyến, đi kèm với các chức năng thanh toán kỹ thuật số. Mặc dù dịch vụ của họ hoàn toàn miễn phí từ khi thiết lập đến bảo trì, nhưng tất cả người bán phải sử dụng sản phẩm Base Easy Payment, là hệ thống thanh toán kỹ thuật số của riêng BASE.
BASE cũng có chức năng Instagram liên kết các sản phẩm trên các bài đăng trên Instagram, dẫn khách hàng trực tiếp đến trang bán sản phẩm.
Easy My Shop Easy My Shop cho phép người dùng thiết lập một cửa hàng trực tuyến miễn phí, đi kèm với các mẫu thiết kế và bố cục, dịch vụ giỏ hàng và các tùy chọn thanh toán khác nhau. Người bán cũng có thể thiết lập tên miền riêng miễn phí.
STORES Người bán có thể chọn từ gói miễn phí hoặc trả phí hàng tháng. Gói miễn phí bao gồm số lượng danh sách sản phẩm không giới hạn, cũng như các chức năng, mẫu thiết kế phong phú và nhiều phương thức thanh toán khác nhau (ví dụ: thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, cửa hàng tiện lợi). Người dùng cũng có thể tạo tài khoản STORES bằng tài khoản Facebook của mình.
Nguồn: Tổng hợp

Về các giải pháp hoàn thiện đơn hàng:

Amazon FBA (Fulfillment by Amazon) là giải pháp đơn giản nhất vì bao gồm tất cả các khía cạnh của logistics, bao gồm giao dịch, đóng gói, vận chuyển và dịch vụ khách hàng. Người bán chỉ cần đăng ký doanh nghiệp và thiết lập tài khoản, gửi sản phẩm của bạn đến kho hàng của Amazon ở Nhật Bản và Amazon sẽ làm phần còn lại. Dịch vụ thực hiện đa kênh (MCF) của họ thậm chí còn đáp ứng các đơn đặt hàng đến từ các kênh khác như Rakuten.

Rakuten Superlogistics là một lựa chọn khác. Họ cung cấp các giải pháp tương tự cho Amazon FBA trong đó họ sẽ xử lý việc lưu trữ và vận chuyển sản phẩm của bạn, cũng như dịch vụ khách hàng và trả hàng.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc, tháng 11/2021)

Bài Viết Liên Quan